Dịch vụ tư vấn sáp nhập, mua Doanh nghiệp 2023 [M&A]

Dịch vụ tư vấn sáp nhập, mua Doanh nghiệp 2023 [M&A]
Ngày đăng: 27/05/2023 10:21 PM

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI/MUA BÁN DOANH NGHIỆP [M & A]

    Thị trường mua bán, sáp nhập hay còn gọi là M&A những năm gần đây khá sôi động. Trên thị trường có nhiều thương vụ với giao dịch quy mô lớn giá trị cao. Các thương vụ M&A được thực hiện đều nhằm mục đích quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. Thường thì các thương vụ sáp nhập, mua bán/mua lại đem lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, đồng thời có thể giảm thiểu chi phí phát sinh không cần thiết.

    I. Tổng quan về sáp nhập, mua bán/mua lại Doanh nghiệp 

    1.1 Khái niệm M&A là gì?

    Hình thức sáp nhập hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trong tiếng Anh, hoạt động này được viết tắt là M&A (Mergers & Acquisitions), nghĩa là sáp nhập và mua lại.

    Mua bán hay mua lại (Acquisitions) là một trong những hành vi tập trung kinh tế được quy định theo Luật Cạnh tranh 2018.

    Theo khoản 4 Luật Cạnh tranh 2018, mua bán (hay mua lại) là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Trong hoạt động mua lại, một công ty có thể mua lại một công ty khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hay kết hợp cả hai loại trên. Một hình thức khác phổ biến trong những thương vụ mua bán nhỏ hơn là mua tất cả tài sản của công ty bị mua. Mục tiêu của doanh nghiệp đi mua lại doanh nghiệp khác là nhằm đạt được lợi thế quy mô, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thị phần.

    Theo khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, sáp nhập công ty được hiểu như sau: “Sáp nhập là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

    Ngoài ra còn có khái niệm về Hợp nhất doanh nghiệp, theo khoản 1 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 thì Hợp nhất là trường hợp hai hoặc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

    Tiêu chí

    Hợp nhất Công ty

    Sáp nhập công ty

    Khái niệm

    Là trường hợp hai hoặc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

    Là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

    Công thức

    Hợp nhất được hiểu là: A+B=C

    Sáp nhập được hiểu là: A+B=B

    Cách thức thực hiện

    Các công ty mang quyền, nghĩa vụ, tài sản của mình góp chung lại thành một công ty mới.

    Công ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập.

    Hệ quả pháp lý

    Sau khi hợp nhất sẽ tạo ra một công ty mới và đồng thời chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

    Sau khi sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập giữ nguyên và chấm dự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

    Trách nhiệm pháp lý

    Công ty mới sau khi hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

    Công ty nhập sáp nhập được nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các công ty bị sáp nhập chuyển sang.

    Thủ tục sau khi thay đổi

    Phải thực hiện đăng ký kinh doanh cho công ty mới.

    Công ty nhận sáp nhập thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

     

    1.2. Một số quy định pháp luật về hoạt động M&A

    Hiện nay, hoạt động M&A được Nhà nước ta quy định nhiều trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư...

    II. Những ưu điểm và lợi ích từ việc sáp nhập, mua bán/mua lại Doanh nghiệp 

    Hoạt động M&A mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sau khi thực hiện. Trong số đó phải kể đến những lợi ích nổi bật như sau:

    Thứ nhất, M&A góp phần cải thiện tài chính của doanh nghiệp.

    Một trong những lợi ích chính mà hoạt động M&A mang lại là cải thiện tài chính doanh nghiệp một cách đáng kể. Theo đó, sau khi sáp nhập doanh nghiệp lại, doanh nghiệp mới sẽ có một nguồn lực tài chính mạnh mẽ. Qua đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, đồng thời nâng cao quy mô doanh nghiệp khi có một nguồn lực tài chính mạnh mẽ.

    Thứ hai, M&A góp phần mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh.

    Thông thường một doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng hiệu quả hơn kết hợp với một doanh nghiệp chuyên môn hoá về marketing. Các nhà quản trị sẽ tạo nên mối liên kết giữa hai doanh nghiệp như cử những nhân viên bán hàng xuất sắc nhất và giao nhiệm vụ cho những nhà quản trị marketing tốt nhất. Trên cơ sở đó, giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra sự phối hợp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

    Thứ ba, M&A giúp nâng cao khả năng về công nghệ – kỹ thuật.

    Tương tự như lợi ích mở rộng thị trường, các doanh nghiệp sau khi thực hiện M&A sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với qua. Qua đó, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

    Thứ tư, M&A góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp.

    Khi thực hiện M&A, các công ty cũng tiến hành mua lại các công ty khác có các sản phẩm, dịch vụ bổ sung nhằm mục đích đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ của mình. Bằng cách tăng thêm các lựa chọn đối với hàng hoá và dịch vụ mà công ty cung cấp cho các khách hàng tiêu dùng hiện tại, các nhà quản trị có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty của mình.

    III. Những công việc mà TPLegal tiến hành thực hiện cho hoạt động tư vấn về pháp luật sáp nhập, mua bán/mua lại Doanh nghiệp cho khách hàng

      - Tư vấn và khảo sát và đánh giá doanh nghiệp;
                 - Xây dựng chiến lược mua, bán và sáp nhập doanh nghiệp;
                 -  Định giá doanh nghiệp, xây dựng giá và các điều kiện giao dịch hợp lý;
                 - Tư vấn cho doanh nghiệp tìm đối tác sáp nhập phù hợp;
                 - Thực hiện rà soát trọng yếu, xác định giá trị doanh nghiệp/đối tượng sáp nhập nhằm tư vấn cho doanh nghiệp giá mua bán tốt nhất;
                 - Tư vấn và soạn thảo tài liệu giao dịch;
                 - Tư vấn trong quá trình thương lượng hợp đồng, tư vấn xây dựng cấu trúc hợp đồng;
                 - Làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để đạt được các giấy phép cần thiết theo quy định;
                 - Tư vấn tổ chức lại doanh nghiệp;

     - Tư vấn về những vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực sáp nhập, mua bán/mua lại doanh nghiệp.

    Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thường xuyên của TPLegal

    IV. Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn pháp luật sáp nhập, mua bán/mua lại của TPLegal?

    Lý do quý khách hàng nên chọn dịch vụ tư vấn pháp luật sáp nhập, mua bán/mua lại của TPLegal cho  doanh nghiệp:

    - TPlegal có đội ngũ luật sư có bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên trẻ đầy năng lực, nhiệt tình, chúng tôi luôn tự tin đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, đặc biệt những vấn đề pháp lý.

    - Hỗ trợ tư vấn pháp lý nhanh chóng và hiệu quả nhằm giúp khách hàng giải quyết ngay các vướng mắc pháp lý.

    - Cung cấp dịch vụ tư vấn chính xác, chuyên nghiệp, hiệu quả để đảm bảo cho khách hàng nhận được hiệu quả tư vấn một cách tốt nhất, đáp ứng với sự kỳ vọng của khách hàng.

    - Cam kết bảo mật thông tin khách hàng một cách tuyệt đối.

    Đến với TPLegal, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp những giải pháp pháp lý an toàn, mang tính hiệu quả cao. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ đại diện khách hàng trong phạm vi công việc đã cam kết và thực hiện một cách chuyên nghiệp và uy tín.

    Xem thêm: Đội ngũ nhân sự của TPLegal

     

    V. Những đối tác mà TPLegal đã hợp tác thành công

    Trong quá trình hoạt động thì TPLegal đã cộng tác thành công với rất nhiều những doanh nghiệp lớn và có uy tín như:

    - SunWood Vina.

    - KuangTai Việt Nam.

    - Công ty Xây dựng Sài Gòn.

    - Ngân hàng TPBank.

    - Ngân hàng BIDV.

    - Công ty Vận tải Biển Đông.

    - VietmayHome (HAGL), và nhiều đối tác, khách hàng khác.

    VI. Phí dịch vụ tư vấn của TPLegal được tính như thế nào?

    Mức phí mà TPLegal áp dụng sẽ dựa trên những yếu tố sau:

    - Tính chất phức tạp của công việc.

    - Thời gian để Luật sư giải quyết công việc

    - Một số yêu cầu đặc biệt khác từ khách hàng.

    - Có bao gồm chi phí, lệ phí khi làm việc với cơ quan Nhà nước.

    Để biết chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi bằng những cách thức dưới đây. Chúng tôi sẽ báo giá mức phí dịch vụ rõ ràng, cụ thể tùy theo yêu cầu của quý khách hàng.

    TP LEGAL – TƯ VẤN [M & A ] SÁP NHẬP, MUA BÁN/MUA LẠI DOANH NGHIỆP

    Hồ Chí Minh | Tầng 3, Tòa nhà Huna Building, 829 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7

    Đặt lịch hẹn: 028.35.35.18.58 hoặc qua website: https://tplegal.vn

    Gặp trực tiếp Luật sư: 0946 342 345 

    Zalo
    Hotline
    028 3535 1858