Khiếu nại quyết định, hành vi hành chính về đất đai

Khiếu nại quyết định, hành vi hành chính về đất đai
Ngày đăng: 21/11/2022 08:32 AM

    Khiếu nại quyết định, hành vi hành chính về đất đai

    Khiếu nại là hình thức để công dân thực hiện quyền của mình về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau và dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Trên thực tế khiếu nại có các vai trò quan trọng đối với việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đất đai. Vậy khiếu nại quyết định hành chính về đất đai được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? TPLegal kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

    1. Khiếu nại quyết định hành chính về đất đai là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015 thì “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.

    Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 có thể hiểu Khiếu nại quyết định hành chính về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước về đất đai, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật đất đai, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ đất đai.

    2. Quyền của người khiếu nại quyết định hành chính về đất đai

    Khoản 1 Điều 12 Luật khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có những quyền sau:

    – Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;

    – Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

    – Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

    – Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

    – Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

    – Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

    – Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

    – Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

    – Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

    – Rút khiếu nại.

    Như vậy, khi người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất nhận thấy Quyết định hành chính hoặc Hành vi hành chính về quản lý đất đai không đúng quy định pháp luật thì có quyền khiếu nại, khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai.

    3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất đai

    Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai thì có thể bị xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất đai.

    Trong lĩnh vực đất đai, việc khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết là nghĩa vụ của người khiếu nại (theo Điểm a, khoản 2, Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011). Do đó, việc xác định được chủ thể có thẩm quyền là vấn đề rất quan trọng.

    Căn cứ theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015, việc phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được quy định như sau:

    – Chủ tịch UBND các cấp giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình, của người do mình quản lý trực tiếp;

    – Thủ trưởng các cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan, đơn vị liên quan khác giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình hoặc của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp;

    – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường giải quyết lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính của mình hoặc của người mình trực tiếp quản lý;

    – Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai về đất đai thuộc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc mà thủ trưởng các quan đơn vị này đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng quyết định giải quyết đó không được người sử dụng đất đồng ý, tiếp tục khiếu nại lên cấp trên.

    4. Lưu ý khi khiếu nại quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai

    Thứ nhất, chú ý về thời hiệu khởi kiện

    Căn cứ theo Điều 116, Luật Tố tụng hành chính quy định về thời hạn kiếu nại như sau:

    “3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

    a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

    b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.”

    Thứ hai, phải xác định được đối tượng khởi kiện

    Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là quyết định hành chính về đất đai mang tính cá biệt do cơ quan hành chính về đất đai có thẩm quyền ban hành hay là hành vi hành chính của công chức nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức và một số đối tượng khác được cho là xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó.

    Thường là đối tượng của vụ án hành chính hay là quyết định hành chính bị khởi kiện, đây là văn bản hay phát sinh mâu thuẫn nhất.

    Cùng với đó còn có khiếu nại về hành vi hành chính về đất đai, đây là hành vi gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai.

    Ngoài ra còn có một số đối tương khác cũng nằm trong đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính về đất đai.

    Thứ ba, cần lưu ý thu thập chứng cứ: Cần thu thập đầy đủ về các văn bản hành chính hoặc có video hình ảnh đoạn ghi âm thoại … về hành vi hành chính sai trong quá trình xử lý thủ tục hành chính để từ đó có cơ sở để khiếu nại hành chính.

    Thứ tư, phải xác định đúng thẩm quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án hành chính: Nếu không xác định đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc giải quyết khiếu nại có thể thất bại, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

    5. Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp của TPLegal

    - TPLegal có đội ngũ luật sư có bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên trẻ đầy năng lực, nhiệt tình, chúng tôi luôn tự tin đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, đặc biệt những vấn đề pháp lý.

    - Hỗ trợ tư vấn pháp lý nhanh chóng và hiệu quả nhằm giúp khách hàng giải quyết ngay các vướng mắc pháp lý trong quá trình hoạt động.

    - Cung cấp dịch vụ tư vấn chính xác, chuyên nghiệp, hiệu quả để đảm bảo cho khách hàng nhận được hiệu quả tư vấn một cách tốt nhất, đáp ứng với sự kỳ vọng của khách hàng.

    - Cam kết bảo mật thông tin khách hàng một cách tuyệt đối.

    Đến với TPLegal, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp những giải pháp pháp lý an toàn, mang tính hiệu quả cao. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ đại diện khách hàng trong phạm vi công việc đã cam kết và thực hiện một cách chuyên nghiệp và uy tín.

    Xem thêm: Đội ngũ nhân sự của TPLegal

    6. Những đối tác mà TPLegal đã hợp tác thành công

    Trong quá trình hoạt động thì TPLegal đã cộng tác thành công với rất nhiều những doanh nghiệp lớn và có uy tín như:

    - SunWood Vina.

    - KuangTai Việt Nam.

    - Công ty Sadez Việt Nam.

    - Ngân hàng TPBank.

    - Ngân hàng BIDV.

    - Công ty Vận tải Biển Đông.

    - VietmayHome (HAGL), và nhiều đối tác, khách hàng khác.

    TP LEGAL

    7. Phí dịch vụ tư vấn của TPLegal được tính như thế nào?

    Mức phí mà TPLegal áp dụng sẽ dựa trên những yếu tố sau:

    - Tính chất phức tạp của công việc.

    - Thời gian để Luật sư giải quyết công việc

    - Một số yêu cầu đặc biệt khác từ khách hàng.

    - Có bao gồm chi phí, lệ phí khi làm việc với cơ quan Nhà nước.

    Để biết chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi bằng những cách thức dưới đây. Chúng tôi sẽ báo giá mức phí dịch vụ rõ ràng cụ thể tùy theo yêu cầu của quý khách.

    TP LEGAL – TƯ VẤN VỀ BẤT ĐỘNG SẢN

    Hồ Chí Minh | Tầng 3, Tòa nhà Huna Building, 829 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7 

    Đặt lịch hẹn: 028.35.35.18.58 hoặc qua website: https://tplegal.vn

    Gặp trực tiếp Luật sư: 0946 342 345

    Zalo
    Hotline
    028 3535 1858