Cản trở người khác kết hôn và Chế tài xử phạt khi vi phạm

Cản trở người khác kết hôn và Chế tài xử phạt khi vi phạm
Ngày đăng: 21/11/2022 08:53 AM

    1. Cản trở kết hôn là gì?

    Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, pháp luật quy định quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

    Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hành vi cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

    Như vậy, cản trở kết hôn là hành vi của người thứ ba mà không phải là hành vi của chủ thể kết hôn; bởi vì bản chất của việc cản trở kết hôn là không cho phép người kết hôn được xác lập quan hệ hôn nhân; mặc dù họ có đủ điều kiện kết hôn.

    TP LEGAL

     

    2. Cản trở người khác kết hôn có vi phạm pháp luật không?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

    Luật hôn nhân và gia đình cấm các hành vi sau đây:

    Thứ nhất, Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    Thứ hai, Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    Thứ ba, Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    Thứ tư, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    Thứ năm, Yêu sách của cải trong kết hôn;

    Thứ sáu, Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

    Thứ bảy, Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

    Thứ tám, Bạo lực gia đình;

    Thứ chín, Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

    Như vậy, theo quy định nêu trên, cản trở người khác kết hôn được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

    3. Xử phạt vi phạm khi cản trở người khác kết hôn

    3.1 Xử phạt hành chính

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

    Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    Một, Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    Hai, Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

    Ba, Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    Bốn, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    Năm, Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.”

    Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Theo đó, hành vi cản trở kết hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng theo quy định pháp luật hiện hành.

    3.2 Xử phạt hình sự

    Tại Điều 181 Văn bản hợp nhất 01/2017/VBHN-VPQH  Bộ luật Hình sự quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện cụ thể như sau:

    “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

    Theo quy định nêu trên hành vi cản trở kết hôn không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu cản trở người khác kết hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc có thể bị phạt tù lên đến 03 năm.

    Như vậy, hành vi cản trở kết hôn của bố mẹ bạn có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 03 năm.

    4. Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn của TPLegal

    Lý do quý khách hàng nên chọn dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp của TPLegal cho  doanh nghiệp:

    - TPlegal có đội ngũ luật sư có bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên trẻ đầy năng lực, nhiệt tình, chúng tôi luôn tự tin đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, đặc biệt những vấn đề pháp lý.

    - Hỗ trợ tư vấn pháp lý nhanh chóng và hiệu quả nhằm giúp khách hàng giải quyết ngay các vướng mắc pháp lý trong quá trình hoạt động.

    - Cung cấp dịch vụ tư vấn chính xác, chuyên nghiệp, hiệu quả để đảm bảo cho khách hàng nhận được hiệu quả tư vấn một cách tốt nhất, đáp ứng với sự kỳ vọng của khách hàng.

    - Cam kết bảo mật thông tin khách hàng một cách tuyệt đối.

    Đến với TPLegal, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp những giải pháp pháp lý an toàn, mang tính hiệu quả cao. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ đại diện khách hàng trong phạm vi công việc đã cam kết và thực hiện một cách chuyên nghiệp và uy tín.

    Xem thêm: Đội ngũ nhân sự của TPLegal

    5. Những đối tác mà TPLegal đã hợp tác thành công

    Trong quá trình hoạt động thì TPLegal đã cộng tác thành công với rất nhiều những doanh nghiệp lớn và có uy tín như:

    - SunWood Vina.

    - KuangTai Việt Nam.

    - Công ty Sadez Việt Nam.

    - Ngân hàng TPBank.

    - Ngân hàng BIDV.

    - Công ty Vận tải Biển Đông.

    - VietmayHome (HAGL), và nhiều đối tác, khách hàng khác.

    TP LEGAL

    6. Phí dịch vụ tư vấn của TPLegal được tính như thế nào?

    Mức phí mà TPLegal áp dụng sẽ dựa trên những yếu tố sau:

    - Tính chất phức tạp của công việc.

    - Thời gian để Luật sư giải quyết công việc

    - Một số yêu cầu đặc biệt khác từ khách hàng.

    - Có bao gồm chi phí, lệ phí khi làm việc với cơ quan Nhà nước.

    Để biết chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi bằng những cách thức dưới đây. Chúng tôi sẽ báo giá mức phí dịch vụ rõ ràng cụ thể tùy theo yêu cầu của quý khách.

    TP LEGAL – TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

    Hồ Chí Minh | Tầng 3, Tòa nhà Huna Building, 829 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7

    Đặt lịch hẹn: 028.35.35.18.58 hoặc qua website: https://tplegal.vn

    Gặp trực tiếp Luật sư: 0946 342 345

    Zalo
    Hotline
    028 3535 1858