Trong thời gian trở lại, việc bảo vệ Sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn chưa được chú trọng, và điều này cho thấy, các doanh nghiệp của nước ta hiện chỉ chú tâm vào sản xuất, nghiên cứu, mà không quan tâm đến việc bảo vệ sản phẩm của mình trước sự xâm phạm của các đối tượng khác.
Để tạo dựng được một hệ thống bảo hộ SHTT hoàn thiện và vững chắc đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn ở bất kỳ doanh nghiệp cũng như quốc gia nào. Đồng thời, đây là một đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết TPLegal chia sẻ dưới đây.
1. Tầm quan trọng của bảo vệ sở hữu trí tuệ
– Khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy nỗ lực, cống hiến của các cá nhân vào hoạt động nghiên cứu, cải tiến sản phẩm, kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm mới, kỹ thuật tiên tiến cho xã hội.
– Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.
– Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng nhận biết được các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tránh khỏi việc sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Giúp người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
– Tạo uy tín cho doanh nghiệp: Để một doanh nghiệp tạo ra được một sản phẩm mang đến cho người tiêu dùng, đã phải tốn bao nhiêu tiền của, công sức của doanh nghiệp, của cá nhân. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”. Được nhiều người biết đến và tin dùng.
– Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp: có thể nhượng quyền thương mại hoặc chuyển giao công nghệ hay mang sản phẩm của doanh nghiệp ra phát triển ở nước ngoài
– Hạn chế được việc các tổ chức làm ra hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
– Mang lại lợi ích quốc gia: Thúc đẩy cho đầu tư nước nước ngoài vào Việt Nam, bởi quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện để Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Và thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển qua Việt Nam hoặc ngược lại.
2. Đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu trí tụê
– Đối tượng được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: tác giả của tác phẩm, tác giả của sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và một số chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
– Cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước và chủ sở hữu quyền sử dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng thuộc sở hữu của mình.
– Chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ có thể là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan nhà nước khác. Các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật Việt Nam đều cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Theo quy định của pháp luật nước ta, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc về: Toà án, thanh tra, quản lí thị trường, hải quan, công an, uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
– Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Để biết chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi bằng những cách thức dưới đây. Chúng tôi sẽ báo giá mức phí dịch vụ rõ ràng, cụ thể tùy theo yêu cầu của quý khách.
TP LEGAL – TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Hồ Chí Minh | Tầng 3, Tòa nhà Huna Building, 829 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7
Đặt lịch hẹn: 028.35.35.18.58 hoặc qua website: https://tplegal.vn
Gặp trực tiếp Luật sư: 0912 329 324