Có được hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn?

Có được hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn?
Ngày đăng: 03/08/2022 07:44 AM

    Sau khi ly hôn, có nhiều trường hợp cha hoặc mẹ muốn hạn chế quyền thăm con của người còn lại, bởi một số lý do như bị cản trở việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái, thì người cha hoặc mẹ nuôi dưỡng có được hạn chế quyền thăm con hay không?

    Trường hợp nào bị hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Theo quy định này, có thể thấy, có 02 trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn:

    – Lạm dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.

    – Lạm dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.

    Trong hai trường hợp này, người được giao nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người còn lại.

    Thực hiện quyền hạn chế thăm nom con sau khi ly hôn như thế nào

    Như đã phân tích ở trên, nếu người không trực tiếp nuôi dưỡng con có hành vi cản trở, gây ảnh hưởng xấu đến con sau khi ly hôn thì người trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện hạn chế quyền thăm nom con của người này.

    Do đó, để hạn chế quyền thăm con một cách “đúng luật”, người trực tiếp nuôi con thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

    Nộp hồ sơ yêu cầu hạn chế tại: Tòa án nhân dân có thẩm quyền, cụ thể

    Cha, mẹ có thể nộp đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn của người con lại tại:

    – Tòa án nơi cha/mẹ của con chưa thành niên cư trú (thường trú + tạm trú), làm việc theo điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    – Tòa án nơi người con cư trú (thường trú + tạm trú) theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Đồng thời, theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ.

    Như vậy, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ tại Tòa án cấp huyện – nơi người cha hoặc người mẹ hoặc người con chưa thành niên cư trú, làm việc.

    Hồ sơ gồm:

    – Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con

    – Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho quyền yêu cầu là có căn cứ

    – Quyết định/ bản án ly hôn

    – CMND/CCCD

    Lưu ý: Tuyệt đối, người được giao nuôi con không được cấm đoán, gây trở ngại việc thăm con của người còn lại bởi nếu làm thế, người này có thể bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

     

    Để biết chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi bằng những cách thức dưới đây. Chúng tôi sẽ báo giá mức phí dịch vụ rõ ràng, cụ thể tùy theo yêu cầu của quý khách.

    TP LEGAL – TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

     Hồ Chí Minh | Tầng 3, Tòa nhà Huna Building, 829 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7

    Đặt lịch hẹn: 028.35.35.18.58 hoặc qua website: https://tplegal.vn

    Gặp trực tiếp Luật sư: 0946 342 345

     

    Zalo
    Hotline
    028 3535 1858